Ngày nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe con người đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp thiết. Chính vì vậy, việc cung cấp nguồn nước cấp sạch và tinh khiết đã trở thành nhu cầu cấp thiết của người dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như của các doanh nghiệp trong quá trình lao động sản xuất.
I. Nhu cầu về sử dụng nguồn nước sạch.
Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt mỗi người cần từ khoảng 60 đến 100 lít nước/ ngày; Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhu cầu này cao hơn rất nhiều (ví dụ: nhu cầu nước sạch cho một người nông dân phải lớn hơn 100 lít/ ngày), hiện này phần lớn nước ngọt trên thế giới được dùng trong tưới tiêu, chiếm 70% lượng nước sử dụng hàng ngày. Ở nước ta, theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định, phải đảm bảo tối thiểu việc cung cấp nước sạch người dân sử dụng, cụ thể là:
* Cấp nước cho thành phố lớn: 100 lít/người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho thành phố vừa: 60 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho thị trấn: 40 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho nông thôn: 20 lít/ người/ 24 giờ.
* Cấp nước cho vùng núi, hải đảo: 10 lít/ người/ 24 giờ.
II. Tình hình cung cấp nước sạch.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc cung cấp nước sạch cho người dân luôn được quan tâm chú trọng vì nó gắn liền với sức khỏe con người và phát triển đất đất. Ở nước ta, chương trình cung cấp nước sạch được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia của chính phủ, yêu cầu các địa phương phải có kế hoạch hành động cụ thể và thực thi nghiêm túc để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân.
Tình hình cung cấp nước sạch cho cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến triển mạnh mẽ, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận xã hội. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho toàn xã hội, đồng thời đảm bảo quá trình tái tạo nguồn nước ngày càng khan hiếm trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan và của toàn thể xã hội.
III. Đặc điểm của nguồn nước cấp cần xử lý.
Nguồn nước trước xử lý để tạo ra nguồn nước sạch cấp cho sinh hoạt, sản xuất thường là nước mặt (ao, hồ, sông, suối...) và nước ngầm (nước dưới đất). Bảng thống kê dưới đây sẽ cho thấy các đặc điểm thường thấy của các thông số của nguồn nước ngầm, nước mặt trước xử lý:
Ngày nay, phần lớn các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng. Nhìn chung, quá trình xử lý nước cấp chủ yếu sử dụng các biện pháp sau:
• Biện pháp cơ học: gồm các công trình như hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc…
• Biện pháp hóa học: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, sử dụng chất oxy hóa mạnh, sử dụng clo để khử trùng…
• Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.
Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp. Sự kết hợp các biện pháp xử lý với nhau phải theo một quy trình, một công nghệ thích hợp với các công đoạn xử lý. Mỗi công đoạn được thực hiện bằng các công trình đơn vị khác nhau với các chức năng và cấu tạo khác nhau.